Kiến thức Tập hợp – Số học 6

A/ KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Tập hợp là một khái niệm cơ bản thường dùng trong toán học và trong cuộc sống, ta hiểu tập hợp thông qua các ví dụ.

2. Tập hợp được đặt tên bằng chữ cái in hoa: VD: Tập hợp A, tập hợp B,…

3. Phần tử của tập hợp kí hiệu bằng chữ cái thường: VD: phần tử a, phần tử b,….

4. Viết tập hợp:

– Liệt kê phần tử của tập hợp: A = {phần tử}

– Chỉ ra tính chất đặc trưng của các tập hợp: A = {x | tính chất đặc trưng}

5. Số phần tử của tập hợp: Một tập hợp có thể có một, có nhiều phần tử, có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào.

6. Phần tử thuộc, không thuộc tập hợp:

– Nếu phần tử x thuộc tập hợp A, kí hiệu x ∈ A.

– Nếu phần tử a không thuộc tập hợp A, kí hiệu a A.

7. Tập hợp rỗng: Là tập hợp không có phần tử nào, tập rỗng kí hiệu là: Ø.

8. Tập hợp con: Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A gọi là tập hợp con của tập hợp B, kí hiệu là A ⊂ B hay B ⊃ A.

9. Hai tập hợp bằng nhau: Nếu A ⊂ B và B ⊃ A, ta nói hai tập hợp bằng nhau, kí hiệu A = B.

10. Nếu tập hợp A có n phần tử thì số tập hợp con của A là 2n.

B/ CÁC DẠNG TOÁN

– Dạng 1: Viết tập hợp, viết tập hợp con, sử dụng kí hiệu

– Dạng 2: Xác định số phần tử của một tập hợp.

– Dạng 3: Tập hợp con.

– Dạng 3. Minh họa một tập hợp cho trước bằng hình vẽ

Số học 6 - Tags: ,