Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn tỉnh Trà Vinh 2020-2021 có đáp án

Đề thi môn Ngữ Văn tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Trà Vinh, năm học 2020-2021. Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian phát đề).

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Môn thi Ngữ Văn.

Hình thức thi tự luận.

PHẦN I: ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)

Thí sinh đọc đoạn trích dưới đây và chọn một trong hai đề:

Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:

– Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là…

Người thầy giáo già hoảng hốt.

– Thưa ngài, ngài là…

– Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào…

(Ngữ Văn 9, tập 1, tr.40, NXB Giáo dục, 2017)

ĐỀ 1:

Câu 1. (1,0 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên. Dấu hiệu nào để nhận biết phương thức biểu đạt đó?

Câu 2. (1,0 điểm) Trong cuộc đối thoại trên có mấy lượt lời? Căn cứ nào giúp em hiểu được điều đó?

Câu 3. (1,0 điểm) Từ câu chuyện ở đoạn trích trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

ĐỀ 2:

Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Dấu hiệu nào giúp em nhận biết ngôi kể đó?

Câu 2. (1,0 điểm) Phương châm hội thoại nào được tuân thủ trong đoạn hội thoại trên? Điều gì giúp em nhận biết được phương châm hội thoại đó?

Câu 3. (1,0 điểm) Theo em, câu nói: “Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào…” có ý nghĩa như thế nào?

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Thí sinh thực hiện tất cả các câu sau:

Câu 1. (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về truyền thống tôn sư trọng đạo.

Câu 2. (5,0 điểm)

Trình bày suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng (Kim Lân)

*******Hết*******

Đáp án Đề thi môn Ngữ Văn tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Trà Vinh năm 2020-2021

PHẦNCâuNội dung
I ĐỀ 1:
1– PTBĐ chính là tự sự

– Dấu hiệu nhận biết là từ “chuyện kể” – từ bắt đầu của 1 câu chuyện.

2– Có tất cả 3 lượt lời

– Dấu hiệu: mỗi lượt lời bắt đầu bằng một dấu gạch ngang, tách thành một dòng riêng biệt

3– Em rút ra được bài học là trong cuộc sống cần luôn giữ đạo làm trò, phải luôn ghi nhớ, giữ gìn lòng biết ơn đối với người thầy của mình nói riêng và những người có ơn với mình nói chung. Dù sau này có thành công như thế nào cũng không được phai mờ đi những tình cảm ban đầu, ơn nghĩa thuở hàn vi.
 ĐỀ 2:
1– Kể theo ngôi thứ 3

– Dấu hiệu: qua các đại từ nhân xưng, từ xưng hô của các nhân vật trong câu chuyện (một danh tướng, ông…)

2– Phương châm lịch sự

– Dấu hiệu nhận biết: các kính từ thể hiện sự tôn trọng đối phương trong giao tiếp, nội dung câu nói thể hiện sự tôn trọng cho đối phương đúng với vai vế của mình (của 1 vị dân thường với vị danh tướng: thưa ngài, của 1 người học trò cũ với thầy của mình: thưa thầy)

3– Câu nói thể hiện được tài năng trong việc giảng dạy của người thầy giáo (góp phần tạo nên 1 vị danh tướng). Nhưng hơn hết, câu nói thể hiện lòng biết ơn, kính trọng, mến yêu của một người học trò dành cho thầy giáo của mình, thực hiện đúng truyền thống của dân tộc ta là tôn sư trọng đạo. Dù thời gian đã trôi qua rất lâu, nay người học trò cũng đã công thành danh toại nhưng ông luôn khắc ghi lòng kính yêu, biết ơn của mình. Từ đó ta thấy được nhân cách sáng rọi của vị danh tướng.
II11. Giới thiệu vấn đề: Giới thiệu vấn đề cần bàn luận “tôn sư trọng đạo”

2. Giải thích vấn đề: – Giải thích nội dung câu thành ngữ từ các từ khóa : tôn trọng, kính yêu, biết ơn người thầy đã dạy ta kiến thức, những điều hay lẽ phải

3. Bàn luận vấn đề: dựa trên các luận điểm chính sau (cần có dẫn chứng cụ thể)

·         Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta bao đời nay

·         Vì sao lại cần phải tôn sư trọng đạo

·         Biểu hiện của việc tôn sư trọng đạo

·         Vai trò, ý nghĩa của việc tôn sư trọng đạo đối với mỗi cá nhân và cộng đồng

·         Nêu hiện trạng hiện nay của xã hội về vấn đề tôn sư trọng đạo (nêu cả tích cực và tiêu cực)

·         Đề ra các giải pháp để xóa bỏ các tiêu cực và phát huy mạnh mẽ truyền thống tôn sư trọng đạo

·         Liên hệ bản thân em

– Tổng kết lại những quan điểm của em về vấn đề vừa bàn luận. Khẳng định lại 1 lần nữa vai trò, ý nghĩa của truyền thống tôn sư trọng đạo

21. Giới thiệu chung

– Về đề tài quê hương đất nước trong văn học: Đây là một đề tài quen thuộc của văn học nhưng không bao giờ xưa cũ

– Giới thiệu về tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân: Một tác phẩm viết về đề tài quen thuộc nhưng vẫn để lại những rung động sâu sắc trong lòng độc giả bởi tình yêu làng yêu nước và tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai- nhân vật trung tâm của tác phẩm

2. Phân tích

a. Hoàn cảnh đặc biệt của ông Hai

·         Xuất thân là một người nông dân quanh năm gắn bó với lũy tre làng

·         Một người yêu làng nhưng phải rời làng đi tản cư

b. Cuộc sống của ông Hai ở nơi tản cư

– Tình cảm của ông Hai với làng

·         Ông đau đáu nhớ về quê hương, nghĩ về “những ngày làm việc cùng anh em”, ông nhớ làng

·         Ông khoe về làng: giàu và đẹp, lát đá xanh, có nhà ngói san sát sầm uất như tỉnh, phong trào cách mạng diễn ra sôi nổi, chòi phát thanh cao bằng ngọn tre

·         Ông luôn đến phòng thông tin nghe ngóng tình hình về ngôi làng của mình

– Tình cảm của ông Hai với đất nước, với kháng chiến

+ Ông Hai yêu nước và giàu tinh thần kháng chiến

·         Đến phòng thông tin đọc báo, nghe tin tức về kháng chiến.

·         Lúc nào cũng quan tâm đến tình hình chính trị thế giới, các tin chiến thắng của quân ta

·         Trước những tin chiến thắng của quân ta, ruột gan cứ múa cả lên

⇒ Ngôn ngữ quần chúng, độc thoại ⇒ Tự hào, vui sướng, tin tưởng khi nghe tin về cuộc kháng chiến, đó là niềm vui của một con người biết gắn bó tình cảm của mình với vận mệnh của toàn dân tộc

c. Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng của mình theo giặc.

– Khi vừa nghe tin làng chợ Dầu theo giặc: Khi mới nghe tin, ông sững sờ, xấu hổ:

·         “Cổ họng nghẹn ắng, da mặt tê rân rân”

·         Lặng đi không thở được, giọng lạc đi

·         Lảng chuyện, cười nhạt, cúi gằm mặt xuống mà đi

⇒ Nghệ thuật miêu tả tầm lí nhân vật ⇒ bẽ bàng, xấu hổ, ê chề nhục nhã.

– Khi về đến nhà trọ.

·         Nằm vật ra giường, tủi thân, nước mắt giàn ra.

·         Ông tự hỏi và buồn thay cho số phận những đứa con của mình: “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?”

·         Ông nắm chặt tay, rít lên: “chúng bay … mà nhục nhã thế này”

⇒ Nghệ thuật miêu tả tâm trạng qua hành động, thái độ, cử chỉ ⇒ Nỗi cay đắng tủi nhục, uất hận trước tin làng theo giặc

– Những ngày sau đó.

·         Không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà, chột dạ, nơm nớp, lủi ra một góc, nín thít.

⇒ Nỗi ám ảnh nặng nề, biến thành sự sợ hãi thường xuyên.

·         Khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi đi: ông bế tắc, tuyệt vọng.

·         Ông băn khoăn trước quyết định “hay là về làng” nhưng cuối cùng ông đã gạt bỏ ngay ý nghĩ bởi đối với ông: “làng đã theo Tây, về làng nghĩa là rời bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ, là cam chịu trở về kiếp sống nô lệ”

·         Ông trò chuyện với đứa con út để khẳng định thêm: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”

d. Tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính.

– Thái độ ông Hai thay đổi hẳn:

·          “ Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên”

·         Mồm bỏm bẻm nhai trầu, mắt hấp háy

·         Chạy đi khoe khắp nơi về làng của mình

⇒ Vui mừng tột độ, tự hào, hãnh diện khi làng không theo giặc, cũng đồng thời thấy được tình yêu làng, yêu nước của người nông dân như ông Hai

3 Tổng kết

– Khái quát về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm

– Liên hệ tới lòng yêu làng quê, yêu đất nước hôm nay

Đề thi Văn vào 10 - Tags: ,