Đề thi HSG Ngữ văn 9 trường THCS Xuân Dương, Thanh Oai 2014-2015

Đây là bài thứ 12 of 31 trong chuyên đề Đề thi HSG Ngữ Văn 9

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 trường THCS Xuân Dương, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, năm học 2014-2015.

Thời gian làm bài: 150 phút. Hình thức thi Tự luận gồm 3 câu.

Câu 1: Viết về cảnh đất trời mùa xuân ở đoạn trích Cảnh ngày xuân (Truyện Kiều – Nguyễn Du), có ý kiến cho rằng: Từ cặp lục bát thứ nhất sang cặp lục bát thứ hai có sự biến đổi của mạch thơ; riêng cặp lục bát thứ hai đã thể hiện tài tình nghệ thuật “thi trung hữu họa”.

Em hãy viết đoạn văn trình bày ý kiến của mình về nhận xét trên?

Câu 2: Bài học giáo dục mà em nhận được từ câu chuyện dưới đây:

Ngọn gió và cây sồi
Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mỏi mệt đành đầu hàng và hỏi:
– Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?
Cây sồi từ tốn trả lời:
– Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.
(Theo: Hạt giống tâm hồn- Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2011)

Câu 3: Trong văn bản “Tiếng nói của văn nghệ”, Nguyễn Đình Thi viết:

Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”.
(Ngữ Văn 9, Tập II, Tr 12,13 – NXB GD 2005)
Qua “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, em hãy làm sáng tỏ “điều mới mẻ”, “lời nhắn nhủ” mà nhà thơ Phạm Tiến Duật muốn đem “góp vào đời sống”.

—– HẾT —–

Cùng chuyên đề:

<< Đề thi HSG Ngữ văn 9 trường THCS Phụ Khánh, Hạ Hòa 2014-2015Đề thi HSG Ngữ văn 9 huyện Hoằng Hóa 2015-2016 >>

Đề thi Ngữ Văn 9 - Tags: , ,