Đề thi HK1 Tiếng Việt lớp 5 tiểu học Mộc Bắc, Hà Nam 2016-2017

Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5, trường tiểu học Mộc Bắc, tỉnh Hà Nam, năm học 2016-2017.

Câu 1: KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG(Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh).

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 01 đến tuần 17, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

Đọc kỹ đoạn văn sau và chọn đáp án phù hợp cho mỗi câu hỏi phía dưới.

Câu 2 – 4:

Đọc thầm và làm bài tập:

NHỮNG CON NGƯỜI ANH DŨNG

Những làng mạc êm đềm, bóng dừa, bóng chuối che rợp các khu vườn mát rượi đất phù sa, con đường đất nhỏ lượn trên bờ rạch nước đầy ăm ắp soi bóng những cây sầu riêng, măng cụt. Những ngôi nhà mái đỏ thấp thoáng trong các khu vườn xoài…Tất cả những nơi mắt tôi nhìn thấy , chân tôi bước qua đều đã mất đi sự bình yên phẳng lặng của nó, không khí chiến tranh đã tràn về tận các thôn ấp xa xôi nhất…

Và cũng từ những thôn ấp xa xôi, bình yên phẳng lặng ấy, những anh thanh niên, những chị phụ nữ, những em bé, những cụ già chất phác hiền lành cũng đã cầm lấy vũ khí thô sơ… Họ đã vùng lên một cách dũng mãnh, sẵn sàng lao vào cái chết để chặn giặc, sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ những con người đã dời bỏ đô thị chạy đi trước khi giặc tới!

“Tiến lên đường máu, quốc dân Việt Nam!

Non nước tan nát vì quân thù xâm lấn.

Đồng bào mau hiệp sức ra đấu tranh

Đi…đi…nước mất sao ta nỡ đành…

Tiến lên vì nước, thù kia ta đánh lui

Tiến lên đường máu, núi sông sáng ngời…”

Trong tiếng sóng ầm ầm của dòng sông Cửu Long ngày đêm không ngớt thét gào, tiếng hát của họ vờn bay như một cơn bão lốc, âm vang khắp mọi nơi, khi thì như thúc giục gọi kêu, khi thì như giận dỗi trách mắng, lúc lại nghe như buồn bã âu sầu, lúc lại cuồn cuộn lên đầy phẫn nộ…Hay là vì từ trong tấm lòng thơ bé của tôi, từ lúc tâm trạng buồn vui khác nhau làm cho tôi nghe ra như thế, tôi cũng chẳng biết nữa!

Theo ĐOÀN GIỎI – ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM

(Câu 2) Tác giả nhận thấy gì khi đi qua các làng mạc, thôn ấp?

A.  Bóng dừa, bóng chuối che rợp các khu vườn mát rượi đất phù sa.
B.  Những ngôi nhà mái đỏ thấp thoáng trong các khu vườn xoài.
C.  Làng quê không còn sự bình yên, không khí chiến tranh đã tràn về.

(Câu 3) Tinh thần chiến đấu ngoan cường của những con người ở làng quê được miêu tả qua chi tiết nào?

A.  Họ đã cầm lấy vũ khí thô sơ.
B.  Họ vùng lên một cách dũng mãnh, sẵn sàng lao vào cái chết để chặn giặc.
C.  Họ sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ những người đã rời bỏ đô thị trước khi giặc đến.

(Câu 4) Tiếng hát của đoàn quân chiến đấu được miêu tả như thế nào?

A.  Vờn bay như một cơn bão lốc, âm vang khắp mọi nơi.
B.  Vờn bay như một cơn gió, âm vang khắp mọi nơi.
C.  Vờn bay như một cơn mưa, âm vang khắp mọi nơi.

Câu hỏi tự luận.

Câu 5: Đoạn văn nói lên điều gì ?

 NHỮNG CON NGƯỜI ANH DŨNG

Những làng mạc êm đềm, bóng dừa, bóng chuối che rợp các khu vườn mát rượi đất phù sa, con đường đất nhỏ lượn trên bờ rạch nước đầy ăm ắp soi bóng những cây sầu riêng, măng cụt. Những ngôi nhà mái đỏ thấp thoáng trong các khu vườn xoài…Tất cả những nơi mắt tôi nhìn thấy , chân tôi bước qua đều đã mất đi sự bình yên phẳng lặng của nó, không khí chiến tranh đã tràn về tận các thôn ấp xa xôi nhất…

Và cũng từ những thôn ấp xa xôi, bình yên phẳng lặng ấy, những anh thanh niên, những chị phụ nữ, những em bé, những cụ già chất phác hiền lành cũng đã cầm lấy vũ khí thô sơ… Họ đã vùng lên một cách dũng mãnh, sẵn sàng lao vào cái chết để chặn giặc, sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ những con người đã dời bỏ đô thị chạy đi trước khi giặc tới!

“Tiến lên đường máu, quốc dân Việt Nam!

Non nước tan nát vì quân thù xâm lấn.

Đồng bào mau hiệp sức ra đấu tranh

Đi…đi…nước mất sao ta nỡ đành…

Tiến lên vì nước, thù kia ta đánh lui

Tiến lên đường máu, núi sông sáng ngời…”

Trong tiếng sóng ầm ầm của dòng sông Cửu Long ngày đêm không ngớt thét gào, tiếng hát của họ vờn bay như một cơn bão lốc, âm vang khắp mọi nơi, khi thì như thúc giục gọi kêu, khi thì như giận dỗi trách mắng, lúc lại nghe như buồn bã âu sầu, lúc lại cuồn cuộn lên đầy phẫn nộ…Hay là vì từ trong tấm lòng thơ bé của tôi, từ lúc tâm trạng buồn vui khác nhau làm cho tôi nghe ra như thế, tôi cũng chẳng biết nữa!

Theo ĐOÀN GIỎI – ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM

Câu 6: Chọn thành ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống cho phù hợp?

a. Dân tộc Việt Nam có truyền thống…………………………………………………………

b. Dù đi đến phương trời nào chúng tôi vẫn luôn nhớ về……………………………..

c. Là người Việt Nam, ai chẳng tự hào về ………………………………………………của mình.
[non sông gấm vóc, yêu nước thương nòi, quê cha đất tổ]

Câu 7: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:

a. Tuấn rất ……………………………….(yêu thích, quí mến) các môn học nghệ thuật như Mĩ thuật, Âm nhạc

b. Bác đã đi khắp…………………………………..(năm châu, non sông) để tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam

c. Dù có đi đâu xa, ông tôi vẫn luôn đau đáu nhớ về………………………………(quê quán, quê cha đất tổ) của mình.

d. Lan có nước da ………………………………..(đen giòn, đen nhánh) trông rất khỏe mạnh.

Câu 8: Gạch dưới các đại từ có trong đoạn văn sau:

1. Một hôm, Chồn hỏi Gà Rừng:

2. Cậu có bao nhiêu trí khôn?

3. Mình chỉ có một thôi.

4. Ít thế sao?

5. Mình có hàng trăm.

6. Một buổi sáng, đôi bạn dạo chơi trên cánh đồng.

7. Chợt thấy một người thợ săn, chúng cuống quýt nấp vào một cái hang.

Câu 9: KIỂM TRA VIẾT:

1. Chính tả:

Múa rối nước Việt Nam

Tôi nghe văng vẳng tiếng đàn bầu, một nhạc cụ độc đáo của Việt Nam,  một món quà của tiên nữ! Khi người nhạc công rung cái cần mềm mại được gắn liền với một sợi dây đơn, những nốt nhạc thánh thót, trầm bổng vang lên, miêu tả tất cả sự chia ly và nỗi buồn. Tôi bỗng cảm thấy bâng khuâng. Nhớ lắm! Vì một phần đời tôi đã để lại Việt Nam…

Tôi đã được xem múa rối nước ở Hà Nội… Những nghệ sĩ điều khiển con rối đã mê hoặc các khán giả Mĩ.

Theo LÂY-ĐI BO-TƠN

2. Tập làm văn

Đề bài: Hãy tả một buổi trong ngày (sáng, trưa hoặc chiêu, tối) ở một vườn cây (hoặc trên cánh đồng, nương rẫy, núi đồi, xóm làng….) của em.

Đề thi tiếng Việt lớp 5 - Tags: , , ,