Đề cương ôn tập HK2 môn Vật lý 6 năm 2020 – 2021

Đề cương ôn tập môn Vật lý 6 học kì 2 năm học 2020-2021 gồm các câu hỏi lý thuyết và bài tập trắc nghiệm, tự luận.

Đề cương không có đáp án và học sinh tự trả lời câu hỏi dựa vào sách giáo khoa Vật lý 6. Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em comment ngay bên dưới bài viết này.

1. Câu hỏi lý thuyết ôn thi HK2 Vật Lý 6

Câu 1: Có mấy loại ròng rọc? ròng rọc có ứng dụng gì trong đời sống? Ví dụ?

Câu 2: Phát biểu kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí. So sánh khả năng nở vì nhiệt của 3 chất rắn, lỏng, khí?

Câu 3: Tương ứng với mỗi loại chất rắn, lỏng, khí lấy ví dụ 3 ứng dụng của sự nở vì nhiệt?

Câu 4: Có những loại nhiệt kế nào? mỗi loại nhiệt kế đó được dùng trong các trường hợp nào?

Câu 5: Có những loại nhiệt giai nào? Nêu quy ước nhiệt độ của nước đá đang tan và hơi nước đang sôi trong 3 loại nhiệt giai: Xenxiut, Farenhai, Kenvin?

Câu 6: Trình bày khái niệm sự nóng chảy, sự đông đặc? Nêu các đặc điểm của sự nóng chảy và đông đặc? Nêu một số ứng dụng (ví dụ) của sự nóng chảy và đông đặc?

Câu 7: Khái niệm sự bay hơi, sự ngưng tụ? Sự bay hơi xảy ra ở điều kiện nhiệt độ như thế nào? Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? Nêu một số ví dụ (ứng dụng) của sự bay hơi, ngưng tụ?

Câu 8: Sự sôi là gì? Đặc điểm của sự sôi?

2. Bài tập ôn thi HK2 Vật Lý 6

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách nào là đúng?

A. Đồng, thủy ngân, không khí.             B. Thủy ngân, đồng, không khí.

C. Không khí, thủy ngân, đồng.             D. Không khí, đồng, thủy ngân.

Câu 2: Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi?

A. Nhiệt kế dầu.                                    B. Nhiệt kế y tế.

C. Nhiệt kế thủy ngân.                          D. Cả ba loại nhiệt kế trên.

Câu 3: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?

A. Để một cục nước đá ra ngoài nắng.

B. Đốt một ngọn nến.

C. Đúc một bức tượng.

D. Đốt một ngọn đèn dầu.

Câu 4: Trường hợp nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?

A. Sự tạo thành mưa.

B. Sự tạo thành mây.

C. Sự tạo thành hơi nước.

D. Sự tạo thành sương mù.

Câu 5: Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là

A. 100oC      B. 42oC       C. 37oC     D. 20oC

Câu 6: Khi trồng chuối hoặc mía người ta thường phạt bớt lá để

A. Dễ cho việc đi lại chăm sóc cây.

B. Hạn chế lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây.

C. Giảm bớt sự bay hơi làm cây đỡ bị mất nước hơn.

D. Đỡ tốn diện tích đất trồng.

Câu 7: Tốc độ bay hơi của một lượng chất lỏng phụ thuộc vào:

A. Nhiệt độ

B. Gió.

C. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

D. Cả 3 phương án trên.

Câu 8: Cho nhiệt kế như hình. Giới hạn đo của nhiệt kế là:

Đề cương ôn tập HK2 môn Vật lý 6 năm 2020 - 2021

A. 50oC.       B. 120oC.         C. từ -20oC đến 50oC.       D. từ 0oC đến 120oC.

Câu 9. Dùng một ròng rọc động để kéo một vật có khối lượng 50 kg lên cao thì chỉ phải kéo bằng một lực F có cường độ là

A. 250N         B. 500N              C. 50N                     D.100N

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Có một hỗn hợp vàng, đồng, bạc. Em hãy nêu phương án để tách riêng các kim loại đó? Cho biết: Nhiệt độ nóng chảy của vàng, kẽm và bạc lần lượt là: 1064oC; 232oC; 960oC.

Câu 2. Để thu họach được muối khi cho nước biển chảy vào ruộng muối (nước trong nước biển bay hơi, còn muối đọng lại) thì cần thời tiết như thế nào? Tại sao?

Câu 3. Tại sao ở các nước hàn đới (các nước gần nam cực, bắc cực) người ta thường dùng nhiệt kế rượu mà không dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ khí quyển?

Câu 4: Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên?

Câu 5: Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc mỏng?

Câu 6: Tại sao người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ của không khí?

Câu 7: Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía người ta thường chặt bớt lá?

Câu 8: Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm?

Câu 9: Tại sao rượu (cồn) đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu đậy nút thì không cạn?

Câu 10: Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian, mặt gương lại sáng trở lại?

Câu 11: Hãy đổi các giá trị sau từ oC sang oF: 30oC, 42oC, 60oC; 0oC; -5oC; -25oC

Câu 12: Đổi K sang oC: 285K , 785K

Bài 13: Hãy đổi các giá trị sau từ oF sang oC: 25oF, 80oF, 137oF, 0oF, -5oF; -25oF

Bài 14: Bỏ vài cục nước đá lấy từ trong tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau đây. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian?

Thời gian (phút)02468101214161820
Nhiệt độ (oC)-6-3-100029141820

Hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 10?

Bài 15: Khi được đun nóng liên tục thì nhiệt độ của cục nước đá đựng trong cốc thay đổi theo thời gian như sau. Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian và nhận xét trạng thái của chất trong các giai đoạn?

Thời gian (phút)024681012141618
Nhiệt độ (oC)00020406080100100100

Bài 16: Cho bảng theo dõi sự nóng chảy của băng phiến. Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của Băng phiến. Mô tả hiện tượng trong các khoảng thời gian?

Thời gian (phút)2468
Nhiệt độ (oC)72808084

Bài 17: Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một chất rắn.

Đề cương ôn tập HK2 môn Vật lý 6 năm 2020 - 2021

a. Chất rắn này nóng chảy ở nhiệt độ nào?

b. Chất rắn này là chất gì?

c. Để đưa chất rắn này từ 55oC tới nhiệt độ nóng chảy cần bao nhiêu thời gian?

d. Thời gian nóng chảy của chất rắn này là bao nhiêu phút?

e. Sự đông đặc bắt đầu từ phút thứ mấy?

g. Thời gian đông đặc kéo dài bao nhiêu phút?

h. Nhiệt độ đông đặc của chất này là bao nhiêu?

Bài 18: Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất.

Đề cương ôn tập HK2 môn Vật lý 6 năm 2020 - 2021

a. Chất này nóng chảy ở nhiệt độ nào?
b. Chất này là chất gì?
c. Để đưa chất này từ -60C tới nhiệt độ nóng chảy cần bao nhiêu thời gian?
d. Sự nóng chảy bắt đầu từ phút thứ mấy?
e. Thời gian nóng chảy của chất này kéo dài bao nhiêu phút?

Bài 19: Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất rắn.

a) Ở nhiệt độ nào chất rắn này bắt đầu nóng chảy?

b) Chất rắn này là chất gì?

c) Để đưa chất rắn từ nhiệt độ 65oC tới nhiệt độ nóng chảy cần thời gian bao nhiêu?

d) Thời gian nóng chảy của chất rắn này là bao nhiêu phút?

e) Sự nóng chảy bắt đầu vào phút thứ mấy và kết thúc ở phút thứ mấy?

g) Từ phút thứ 4 đến phút thứ 9 chất rắn này tồn tại ở thể nào?

Đề cương ôn tập HK2 môn Vật lý 6 năm 2020 - 2021

Bài 20: Cho hệ thống ròng rọc như hình vẽ.

a. Hãy chỉ ra ròng rọc nào là ròng rọc động, ròng rọc cố định?

b. Dùng hệ thống ròng rọc trên để đưa một vật nặng có trọng lượng P = 1000N lên cao thì lực kéo F phải có cường độ là bao nhiêu?

Đề cương ôn tập HK2 môn Vật lý 6 năm 2020 - 2021

Vật Lý 6 - Tags: ,