Cách đo góc, vẽ góc khi biết số đo – Hình học 6

A. Lý thuyết

1. Định nghĩa

Mỗi góc có một số đo. Số đo của góc bẹt là 1800.

Số đo của mỗi góc không vượt quá 1800.

Khi hai tia Ox, Oy trùng nhau, trong trường hợp cần thiết ta cũng coi  góc xOy là một góc và gọi là “góc không”, số đo của góc không là 00.

2. Cách đo số đo góc, vẽ góc khi biết số đo
Muốn đo một góc (chẳng hạn góc xOy), ta đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh O của góc, một cạnh của góc (chẳng hạn Oy) đi qua vạch 0 của thước, cạnh còn lại đi qua vạch nào thì số đo góc sẽ là số chỉ của vạch đó.

Trên nửa mặt phẳng cho trước có bờ chứa tia Ox, bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một tia Oy sao cho góc \widehat{{xOy}}={{m}^{0}}

.

3. So sánh hai góc

Ta so sánh hai góc bằng cách so sánh các số đo của chúng.

Trong hai góc, góc nào có số đo lớn hơn thì lớn hơn.

Hai góc bằng nhau nếu số đo của chúng bằng nhau.

4. Góc vuông, góc nhọn, góc tù

Góc có số đo bằng 900 là góc vuông.

Góc nhỏ hơn góc vuông là góc nhọn.

Góc lớn hơn góc vuông nhưng nhỏ hơn góc bẹt là góc tù.          

Ta có so sánh sau: 00 (góc không) < góc nhọn < 900 (góc vuông) < góc tù < 1800 (góc bẹt)

5. Các dạng toán cơ bản

5.1. Dạng 1: Dùng thước đo góc để đo góc

Phương pháp giải: Tiến hành theo các bước như phần tóm tắt phía trên.

5.2. Dạng 2: So sánh góc

Phương pháp giải: đo góc rồi so sánh các số đo góc.

Để tính được số góc ta sử dụng công thức n.(n-1)/2 trong đó n là số tia

5.3. Dạng 3: Tính góc giữa hai kim đồng hồ

Phương pháp giải: trong một giờ kim đồng hồ quay được một góc là 300

Ví dụ 1: Tìm số đo của góc lúc 2 giờ, 5giờ, 6 giờ, 10 giờ.

Lời giải:

Mỗi giờ kim đồng hồ quay được một góc 30°. Góc giữa hai kim:

Lúc 2 giờ là 30°.2 = 60°

Lúc 3 giờ là 30°.3 = 90°

Lúc 5 giờ là 30°.5 = 150°

Lúc 6 giờ là 30°.6 = 180°

B. Bài tập vận dụng

Hình học 6 - Tags: , ,