20 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 6 có đáp án

20 câu hỏi Trắc nghiệm Ngữ Văn 6 có đáp án kiểm tra kiến thức môn Ngữ Văn cho học sinh lớp 6.

Bài tập: Với mỗi câu hỏi, hãy chọn một phương án A, B, C, D … cho phù hợp nhất.

Câu 1: Nhận định nào dưới đây đúng nhất với việc xây dựng nhân vật truyền thuyết của tác giả dân gian?

A.  Không miêu tả bề ngoài và hành động của nhân vật.
B.  Tập trung miêu tả tình cảm, ý chí, suy nghĩ, nguyện vọng của nhân vật.
C.  Chú ý miêu tả bề ngoài, hành động, tình cảm, ý chí và nguyện vọng của nhân vật.
D.  Chỉ miêu tả bề ngoài và hành động nhân vật mà không chú ý miêu tả tình cảm, suy nghĩ, ý chí, nguyện vọng của nhân vật.

Câu 2: Trong các từ sau đây, từ nào là từ Hán Việt?

A.  Mặt trời.B.  Trường thọ.C.  Đầy đặn.D.  Ngọc trai.

Câu 3: Tổ tiên của người Việt là?

A.  Lạc Long QuânB.  Âu Cơ
C.  Lạc Long Quân và Âu CơD.  Vua Hùng
E.  Con Rồng

Câu 4: Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên là bộ sử thi lãng mạn của người Việt thể hiện đầy đủ niềm tự hào về nguồn gốc, nòi giống dân tộc.

A.  ĐúngB.  Sai

Câu 5: Nhân vật chính trong truyện Em bé thông minh là ai ?

A.  Hai cha con em bé.B.  Em bé.C.  Viên quan.D.  Nhà vua.

Câu 6: Đoạn trích Sông nước Cà Mau là sáng tác của nhà văn nào?

A.  Nguyễn Minh Châu.B.  Đoàn Giỏi.C.  Võ Quảng.D.  Tạ Duy Anh.

Câu 7: Dòng sông nào không được nhắc đến trong bài văn Lòng yêu nước trên?

A.  Sông Vi-na.B.  Sông Đa-nuýp.C.  Sông Nê-va.D.  Sông Vôn-ga.

Câu 8: Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng là: Thể hiện quan điểm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng đánh giặc.

A.  ĐúngB.  Sai

Câu 9: Hình tượng lãng mạn của truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên được tạo nên từ những hình ảnh kì ảo, sản phẩm của trí tưởng tượng bay bổng, hồn nhiên.

A.  ĐúngB.  Sai

Câu 10: Lí do nào cho thấy người anh trai là nhân vật trung tâm trong truyện Bức tranh của em gái tôi?

A.  Người anh trai là người kể lại câu chuyện.
B.  Qua người anh để ca ngợi tài năng của cô em gái.
C.  Truyện tập trung miêu tả quá trình nhận thức ra thiếu sót của người anh.
D.  Truyện kể về người anh và cô em có tài hội hoạ.

Câu 11: Hiện thực cuộc kháng chiến chống giặc Minh sẽ được phản ánh như thế nào nếu tác giả để cho Lê Lợi nhận cả lưỡi gươm và chuôi gươm cùng một lúc?

A.  Hiện thực cuộc kháng chiến được phản ánh kém sinh động.
B.  Hiện thực cuộc kháng chiến được phản ánh thiếu cơ sở thực tiễn.
C.  Không phản ánh đầy đủ quá trình hình thành và phát triển của cuộc kháng chiến.
D.  Hiện thực được tái hiện quá dễ dãi.

Câu 12: Dòng nào dưới đây giải thích đúng nhất cho khái niệm cốt truyện?

A.  Là toàn bộ những sự việc được thể hiện trong tác phẩm.
B.  Là những sự việc cơ bản, quan trọng nhất của tác phẩm.
C.  Là tất cả những nhân vật được giới thiệu trong tác phẩm.
D.  Là nội dung chi tiết mà truyện phản ánh.

Câu 13: Truyện truyền thuyết khác với truyện cổ tích ở điểm nào ?

A.  Có yếu tố kì ảo.B.  Có yếu tố hiện thực.
C.  Có cốt lõi là sự thật lịch sử.D.  Thể hiện thái độ của nhân dân.

Câu 14: Hai so sánh “như một pho tượng đồng đúc ”, “như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ” về Dượng Hương Thư cho thấy ông là người như thế nào?

A.  Khoẻ mạnh, vững chắc, dũng mãnh, hào hùng.
B.  Mạnh mẽ, không sợ khó khăn gian khổ.
C.  Dày dạn kinh nghiệm chèo thuyền vượt thác.
D.  Chậm chạp nhưng mạnh khoẻ khó ai địch được.

Câu 15: Cuộc đấu tranh trong truyện Cây bút thần là cuộc đấu tranh nào?

A.  Chống bọn địa chủ.B.  Chống bọn vua chúa.
C.  Chống áp bức bóc lột.D.  Chống lại những kẻ tham lam, độc ác.

Câu 16: Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn đã có thái độ như thế nào?

A.  Buồn rầu và sợ hãiB.  Thương và ăn năn hối hận
C.  Than thở và buồn phiềnD.  Nghĩ ngợi và xúc động

Câu 17: Tên gọi khái quát nhất cho cuộc đấu tranh xã hội trong truyện cổ tích là gì?

A.  Đấu tranh giữa người giàu và kẻ nghèoB.  Đấu tranh giữa địa chủ và nông dân
C.  Đấu tranh giữa chính nghĩa và phi nghĩaD.  Đấu tranh giữa cái thiện và cái ác

Câu 18: Truyện Con hổ có nghĩa nhằm mục đích gì?

A.  Để cao tình cảm thuỷ chung giữa con người với nhau.
B.  Đề cao tình cảm giữa loài vật với con người.
C.  Đề cao cái nghĩa và khuyên con người luôn biết trọng ân nghĩa.
D.  Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của loài vật.

Câu 19: Bài thơ Mưa miêu tả cơn mưa theo trình tự nào?

A.  Trước và trong cơn mưa.B.  Từ ngoài đồng về nhà.
C.  Từ trên trời xuống mặt đất.D.  Trong và sau cơn mưa.

Câu 20: Câu thơ Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua (Anh Thơ) có sử dụng biện pháp tu từ nào?

A.  Hoán dụ.B.  Nhân hoá.C.  So sánh.D.  Ẩn dụ.
Ngữ Văn 6 - Tags: